Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển kéo theo nhu cầu tuyển dụng ngành quản trị kinh doanh cũng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên nhiều người vẫn lầm tưởng rằng học quản trị kinh doanh ra trường thất nghiệp không có việc làm? Thực sự thì có phải vậy hay không? Hôm nay hãy cùng sodajerks.net tìm hiểu về quản trị kinh doanh là gì hay những công việc sau khi học ngành quản trị kinh doanh làm là gì ở bài viết dưới đây nhé!
I. Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Nhiều người chắc hẳn không còn xa lạ gì với ngành quản trị kinh doanh nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là việc thực hành quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của một công ty như xem xét và sáng tạo các hệ thống, quy trình và phát huy tối đa hiệu quả của người quản lý. Hơn nữa người làm nghề này có thể thực hiện những nhiệm vụ về quản lý, giám sát và điều hành để bộ máy kinh doanh diễn ra trơn tru và hiệu quả.
Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều chuyên ngành thuộc nhóm quản lý và kinh doanh. Nói đến quản trị kinh doanh, người ta thường nói đến quản trị kinh doanh tổng hợp, cùng với nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị nhân sự, kinh tế quốc tế, thương mại, quản trị truyền thông, marketing…
Vậy nên hằng năm đây vẫn là một ngành thu hút nhiều bạn học sinh quan tâm và theo học.
II. Học quản trị kinh doanh ra làm gì?
1. Trưởng phòng kinh doanh
Khi tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị kinh doanh thì trưởng phòng kinh doanh là một vị trí chức vụ bạn có thể đảm nhận. Bộ phận liên quan đến giám sát kinh doanh và chịu trách nhiệm về doanh thu của một bộ phận.
Đây sẽ là người tạo các mục tiêu tạo các chương trình và phân tích dữ liệu thị trường để đưa ra phương án tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai mới ra trường cũng có thể đảm nhận được vị trí này.
2. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là người mà chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và sau đó thuyết phục tư vấn họ sử dụng sản phẩm doanh nghiệp. Vị trí này đảm nhận việc chăm sóc khách hàng sau khi mua và đảm nhận thị trường với mục đích chính là mang khách hàng về với doanh nghiệp.
3. Tư vấn tài chính
Nếu như bạn đam mê với các con số thì công việc tư vấn tài chính sẽ thích hợp nếu bạn học ngành quản trị kinh doanh. Bạn có thể làm việc tại các công ty có bộ phận tư vấn tài chính như đầu tư, bảo hiểm, tài chính cá nhân,…trong các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán hay tiền tệ,…
4. Làm trong lĩnh vực marketing
Học xong quản trị kinh doanh bạn cũng có thể thử sức với lĩnh vực marketing như lên ý tưởng, làm truyền thông, thực hiện chiến dịch tiếp thị,…
Một số vị trí ngành marketing như Giám đốc sáng tạo, Giám đốc truyền thông, Trưởng phòng truyền thông – hình ảnh, Nhân viên Marketing, Nhân viên PR, Nhân viên tiếp thị, Nhân viên nghiên cứu thị trường, Nhân viên chăm sóc khách hàng,…
5. Nhóm nghề hành chính
Một số công việc về hành chính nhân sự mà học xong quản trị kinh doanh bạn cũng có thể tham gia đấy chính là quản lý, quản lý nhân sự, chuyên viên phụ trách công việc hành chính nhân sự,…
III. Kỹ năng cần có khi làm quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh mang tính chuyên môn cao và đòi hỏi khả năng ra quyết định cao nên không phải là ngành phù hợp với tất cả mọi người, khi tham gia làm việc ngành quản trị kinh doanh bạn cần phải có một số kỹ năng như:
- Yêu thích công việc kinh doanh hoặc gia đình làm về kinh doanh
- Siêng năng, chủ động, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Yêu thích công nghệ, máy tính và internet.
- Những người có thể tự học trên internet hoặc sách,…
- Thích sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, các trang thương mại điện tử,…
- Kỹ năng giao tiếp, ứng biến và kỹ năng thuyết trình,…
IV. Cơ hội việc làm ngành quản trị hiện nay 2023
Ngoài tìm hiểu về quản trị kinh doanh là gì thì hiện nay xu hướng việc làm hay thị trường của ngành là điều mà nhiều người băn khoăn, cùng giải đáp nhé!
Mức lương rất khác nhau tùy thuộc vào nơi làm việc, vị trí của công ty và tình hình. Nhưng nhìn chung luôn có quy luật. Vì vậy, tất cả phụ thuộc nhiều hay ít vào giá trị mà bạn mang lại cho công ty các bạn có thể tham khảo mức như sau:
- Thực tập: dưới 3 triệu
- Nhân viên kinh doanh: Trung bình 5 triệu đến 7 triệu một người, lương dao động lớn do hoa hồng cao.
- Chuyên viên: 8-15 triệu đồng
- Trưởng phòng: 10-20 triệu đồng
- Giám đốc: Lương theo lợi nhuận công ty, trung bình thường hơn 20 triệu đồng.
Ngoài ra, với những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm làm nghề này từ 7-10 năm từ vị trí trưởng phòng, thu nhập có thể lên tới 100 triệu đồng.
Quản trị kinh doanh thực sự chưa bao giờ là hết hot trên thị trường. Hy vọng với những thông tin về quản trị kinh doanh là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về ngành quản trị kinh doanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về kinh doanh tại chuyên mục Kinh doanh nhé!