Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước nào trên thế giới?

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước
Địa Lý - Lịch Sử
Thế giới với hơn 200 vùng quốc gia lãnh thổ có điều kiện kinh tế, con người khác nhau. Do đó mà được phân chia thành những nhóm nước dựa theo các tiêu chí cụ thể. Vậy Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước nào trên thế giới hiện nay, hãy cùng sodajerks.net chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Sự phân chia các nhóm nước trên thế giới

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước
Dựa theo từng tiêu chí, tổ chức mà các quốc gia được phân thành nhóm khác nhau
Để biết được Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước nào, chúng ta cần phải tìm hiểu về hệ thống phân loại các nhóm nước trên thế giới hiện nay. Theo tác giả Munir Mahmud, hiện nay các quốc gia được phân loại dựa theo những tiêu chí của các tổ chức như sau:

1. Dựa theo tổ chức Liên hợp quốc

Sự phân chia này sẽ dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người GNP để phân loại loại như sau:
  • Nhóm nước kém phát triển.
  • Nhóm nước đang phát triển.
  • Nhóm nước xuất khẩu dầu lửa.

2. Dựa vào ngân hàng thế giới

Sự phân chia nhóm nước này bao gồm các nước đang phát triển và phát triển với 132 quốc gia, có quy mô dân số hơn 1 triệu người. theo đó, hệ thống phân loại quốc gia này được chia thành 4 nhóm dựa theo thu nhập bình quân đầu người bao gồm:
  • Nhóm nước thu nhập thấp.
  • Nhóm nước thu nhập trung bình.
  • Nhóm nước thu nhập trên trung bình.
  • Nhóm nước thu nhập cao.

4. Căn cứ theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước
Nhóm nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế vượt bậc
Sự phân loại nhóm nước trên thế giới theo tiêu chí của UNDP dựa vào chỉ số Phát triển Con người HDI. Theo đó, các quốc gia trên thế giới được chia thành 4 nhóm như sau.
  • Nhóm nước có chỉ số Phát triển con người rất cao (HDI cao hơn hoặc bằng 80)
  • Nhóm nước có chỉ số Phát triển con người cao (HDI từ 70 cho đến 79)
  • Nhóm nước có chỉ số Phát triển con người trung bình (HDI từ 55 cho đến 69)
  • Nhóm nước có chỉ số Phát triển con người thấp (HD bằng hoặc thấp hơn 54).

5. Dựa theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

Tiêu chí này đã đưa ra hệ thống phân loại về các nước thuộc thế giới thứ 3 và bao gồm cả những nước không nằm trong hệ thống Tổ chức Liên hợp quốc. Gồm có các nhóm sau:
  • Nhóm nước có mức thu nhập thấp.
  • Nhóm nước có mức thu nhập trung bình.
  • Nhóm nước công nghệ mới.
  • Nhóm nước thuộc OPEC.

II. Việt Nam thuộc nhóm nước nào hiện nay?

Việt Nam
Việt Nam là nước có chỉ số HDI cao
Như đã chia sẻ, trên thế giới có rất nhiều nhóm nước được phân chia theo những tiêu chí, tổ chức khác nhau. Vậy nên, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước dựa theo chỉ số Phát triển con người (HDI).
Theo số liệu thống kế mới nhất về Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2020, Việt Nam thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người (HDI) cao, đứng thứ 117 trong tổng số 189 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính từ năm 1990 – 2019, chỉ số Phát triển con người của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong những nước có tốc độ tăng chỉ số HDI cao nhất thế giới. Đồng thời Việt Nam cũng đứng thứ 65 trong tổng số 162 quốc gia có chỉ số phát triển giới cao trên thế giới và nằm trong nhóm cao nhất.
Về chất lượng phát triển con người, Việt Nam đã thực hiện tốt các chỉ số về giáo dục, y tế, việc làm. Theo đó nước ta nằm trong nhóm đầu trong tổng số 3 nhóm về chỉ số sống khỏe theo tỷ lệ phần trăm tuổi thọ và chỉ số giường bệnh. Theo đó, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 72.8 tuổi, cao hơn mức 69.3 tuổi của nhóm nước trung bình và cao hơn mức 72.6 của nhóm cao. Bên cạnh đó, chỉ số thu nhập (GNI) của Việt Nam đạt 2.995 USD, đứng thứ 120 trên thế giới.

III. Định hướng nâng cao chỉ số HDI tại Việt Nam trong thời gian tới

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước có chỉ số HDI cao. Tuy nhiên, việc giải quyết những vấn đề xã hội ở nước ta đang trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu để có thể nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Dưới đây là một số giải pháp để nâng cao chỉ số phát triển con người cụ thể.

1. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo

  • Tạo mọi điều kiện để người dân có thể tiếp cận với những nguồn lực phát triển kinh tế.
  • Đồng thời tạo động lực làm giàu trong cộng đồng bằng sự sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ cho pháp của pháp luật.
  • Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo và nâng cao dần những tiêu chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên.

2. Đổi mới giáo dục toàn diện

Việt Nam
Các vấn đề giáo dục được quan tâm chú trọng
  • Giáo dục luôn là chìa khóa then chốt để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế. Do đó, cần có sự đổi mới trong giáo dục, đào tạo.
  • Cần có những kế hoạch hiệu quả, bền vững cho chiến lược phát triển con người dâu lài.

3. Cung ứng đầy đủ các dịch vụ công thiết yếu

  • Việc cung ứng đầy đủ những dịch vụ công thiết yếu nhằm tạo việc làm, thu nhập và chăm sóc tốt sức khỏe của người dân.
  • Xây dựng hệ thống bảo hiểm, an sinh xã hội đa dạng. Đồng thời cần đa dạng hóa những loại hình cứu trợ xã hội, tạo ra nhiều việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
  • Cần có sự đổi mới trong chính sách tiền lương, chính sách ưu đãi xã hội.

4. Thực hiện tốt mọi chính sách xã hội

  • Hoàn thiện hệ thống mạng lưới cơ sở y tế để có thể quan tâm chăm sóc tốt hơn đối với những đối tượng thuộc chính sách.
  • Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và nâng cao các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Như vậy, có thể thấy những yêu cầu được đặt ra bên cạnh việc phát triển kinh tế – xã hội chính là cần chú trọng đến sự phát triển con người toàn diện. Bởi khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển thì chính sự phát triển của những lĩnh vực khác sẽ tạo ra tiền đề vật chất, tinh thần để con người được phát triển toàn diện.

V. Chỉ số phát triển con người (HDI) là gì?

Việt Nam
Chỉ số HDI dựa vào nhiều tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia
Theo Wikipedia, chỉ số phát triển con người (HDI) chính là chỉ số sao sánh, định lượng về tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ, mức thu nhập và những nhân tố khác của các nước trên thế giới. Chỉ số HDI đưa ra cái nhìn tổng quan về sự phát triển toàn diện của một quốc gia. Được biết, chỉ số HDI được tạo ra năm 1990 bởi nhà kinh tế người Pakistan là Mahbub ul Haq. HDI được Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc sử dụng để đo lường về sự phát triển của một quốc gia.
Hàng năm, chương trình Phát triển Liên hợp quốc sẽ xếp hạng các quốc gia dựa vào báo cáo chỉ số HDI được công bố trong báo cáo thường niên. Có thể thấy, HDI là công cụ tốt nhất để theo dõi mức độ phát triển của quốc gia, bởi nó kết hợp tất cả những chỉ số kinh tế – xã hội chịu trách nhiệm cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã biết được Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước nào hiện nay. Bên cạnh đó, theo những tiêu chí của Liên hợp Quốc và Tổ chức ngân hàng Thế giới, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm những tin tức mới nhất về kinh tế, xã hội của đất nước nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.