Hiện tượng nguyệt thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào

Địa Lý - Lịch Sử
Hiện tượng nguyệt thực là một trong những hiện tượng thiên văn được diễn ra trong vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát từ Trái Đất. Vậy nguyệt thực xảy ra khi nào? Làm cách nào để thấy được nguyệt thực? Bài viết dưới đây của sodajerks.net sẽ giải đáp các thắc mắc này của các bạn.

I. Tìm hiểu nguyệt thực xảy ra lúc nào?

Nguyệt thực xảy ra khi nào
Nguyệt thực hiện tượng thiên văn hấp dẫn thu hút nhiều người theo dõi
Như các bạn cũng biết là Mặt Trăng không thể tự phát sáng, chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản lại ánh sáng của Mặt Trời. Nguyệt thực xảy ra khi nào? Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc có thể xấp xỉ thẳng hàng. Khi đấy, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ không được chiếu sáng do đã bị Trái Đất che khuất, gây ra hiện tượng thiên văn nguyên thực.
Do Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng từ Mặt Trời, cho nên hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời đi qua một số cùng của bóng Trái Đất. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nguyệt thực vào những ngày trăng tròn và khi Mặt Trăng đi vào rồi đi ra khỏi vùng tối của Trái Đất.
Trung bình hiện tượng nguyệt thực sẽ xảy ra từ 1 – 2 lần trong năm và trong vòng 5 năm sẽ có 1 năm hiện tượng này không diễn ra. Con số này có khả năng sẽ nhiều hơn tùy vào mỗi năm vì đây là hiện tượng tự nhiên của vũ trụ.

II. Phân loại hiện tượng nguyệt thực

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nguyệt thực có đến 3 dạng là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực một phần. Cụ thể những hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào như sau.

1. Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực xảy ra khi nào
Nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là hiện tượng trăng máu
Khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất, khi đó Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn và sẽ có màu cam sẫm hoặc đỏ hồng. Đây được gọi là nguyệt thực toàn phần. Khi hiện tượng này diễn ra, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng dài màu cam hoặc đỏ chiếu được đến Mặt Trăng. Các tia sáng có bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển tại vùng rìa Trái Đất cản lại. Lúc này từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ,cam vì Mặt Trăng đã phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam của Mặt Trời. Hiện tượng này còn có tên gọi khác là “trăng máu”.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra tối đa khoảng 104 phút.

2. Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực
Nguyệt thực 1 phần có thể kéo dài đến 6 giờ đồng hồ
Nguyệt thực một phần diễn ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng. Lúc này, do Mặt Trăng đã bị che khuất một phần nên ánh sáng bị mờ đi và sẽ bị khuyết một phần. Khi đó chúng ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che khuất Mặt Trăng.
Hiện tượng nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng thiên văn thú vị này trong khoảng 6 giờ đồng hồ.

3. Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực
Chúng ta không thể quan sát hiện tượng nguyệt thực nửa tối bằng mắt thường
Nguyệt thực xảy ra khi nào? Hiện tượng nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất và làm cho ánh sáng từ Mặt Trăng sẽ dần mờ đi và không được sáng rõ nét như thường. Hiện tượng này rất khó có thể quan sát bằng mắt thường vì do ánh chói của Mặt Trời bị giảm thiểu. Nếu muốn quan sát được nguyệt thực nửa tối, chúng ta phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát thiên văn.

III. Sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực

Nhật thực là hiện tượng khi Mặt Trăng bị che khuất một phần hay hoàn toàn bởi Mặt Trời. Hiện tượng nhật thực diễn ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng và Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất. Nguyệt thực xảy ra khi nào? Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng nằm đối diện với Mặt Trời và Trái Đất ở giữa, đây là vị trí xảy ra các ngày rằm hàng tháng. Nhưng chúng ta không thể nhìn thấy nguyệt thực vào mỗi ngày rằm được vì Mặt Trời không nằm chính xác với Mặt Trăng và Trái Đất. Do đó hiện tượng này chỉ xảy ra 1-2 lần trong năm.

nguyệt thực
Thời gian xảy ra nguyệt thực thường kéo dài hơn so với nhật thực
Chúng ta có thể thấy nguyệt thực nhiều hơn nhật thực và nguyệt thực thường xảy ra với lượng thời gian dài hơn nhật thực bởi vì Mặt Trăng gần Trái Đất hơn Mặt Trời 300 lần do đó khả năng Trái Đất chắn ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng là rất lớn khi so với việc Mặt Trăng chặn ánh sáng Mặt Trời.
Cả hai hiện tượng này đều có điểm chung là chỉ diễn ra khi Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bị che khuất và bầu trời tối lại. Khác với nhật thực, hiện tượng nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường một cách an toàn vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng thông thường.

IV. Nguyệt thực xảy ra thời gian nào trong năm 2022?

Nguyệt thực
Nguyệt thực thường xảy ra 1-2 lần trong năm
Trong năm 2022, nguyệt thực xảy ra khi nào? Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay gọi là “trăng máu” sẽ xảy ra vào 15 tháng 5 tới đây. Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng này từ Bắc và Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và một số nước Châu Á. Ở Châu Âu, Châu Phi và một số nước Châu Á sẽ nhìn thấy các pha một phần và toàn phần của hiện tượng “trăng máu” vào tháng 5 này. Hiện tượng này sẽ đạt cực đại vào lúc 00:11 sáng theo giờ EDT (04:11 theo giờ GMT) tại phía đông Bắc Mỹ, Trung Mĩ và Nam Mỹ.
Ngoài ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 11 thời điểm cuối năm 2022. Hiện tượng nguyệt thực xảy ra thời gian này có thể nhìn thấy ít nhất một phần từ Châu Úc, Châu Á, Bắc Mỹ và phần phần của Bắc và Đông Âu, Bắc Cực và hầu hết Nam Mỹ.
Sau nguyệt thực vào cuối năm 2022, những người dân ở Bắc Mỹ phải chờ tới tháng 2 năm 2025 mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này tiếp theo. Vì thế nếu có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực trong năm 2022, thì bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Hy vọng những thông tin được cung cấp bên trên giúp các bạn có thêm thông tin về hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào và với dự báo thời gian xảy ra hiện tượng nguyệt thực trong năm 2022 sẽ giúp ích cho những ai yêu thích hiện tượng thiên văn này. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để có những thông tin về đia lý – lịch sử thú vị nhất nhé.